1. Xuất thân và gia đình của Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hải Phòng. Quê ông ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con cả trong gia đình có 3 anh chị em. Hai người em còn lại của ông là Phạm Nhật Vũ (1972) và Phạm Lan Anh (1969).
Em trai của Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vũ, là chủ tịch An Viên Group có niềm đam mê với võ thuật nên mời rất nhiều vệ sĩ là Võ sư nổi tiếng. Trưa 13/4/2019, Phạm Nhật Vũ bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Em gái Phạm Nhật Vượng – bà Phạm Lan Anh là một người khá kín tiếng với giới truyền thông mặc dù hiện đang là Thành viên HĐQT đồng thời kiêm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của tổ Bảo hiểm tài sản của Tập đoàn Vingroup. Ngoài ra bà còn đứng tên Tổng Giám đốc 3 công ty của riêng mình, hoạt động trong các lĩnh vực truyền thông viễn thông, đầu tư công nghệ và dịch vụ. Bà từng theo học trường cấp 3 Kim Liên với thành tích xuất sắc, tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế.
Về gia đình, vợ của ông Vượng là bà Phạm Thu Hương, người đang giữ vị trí Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn VinGroup. Phạm Nhật Vượng có 3 người con là: Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh.
2. Phạm Nhật Vượng và con đường trở thành tỷ phú $ đầu tiên của Việt Nam
Năm 1982, ông theo học tại trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1985, ông tốt nghiệp, đến năm 1987, ông thi đỗ vào Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội và nhờ thành tích học tập xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ngành kinh tế địa chất ở trường Đại học Thăm dò Địa chất Liên bang Nga. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Phạm Nhật Vượng.
Năm 1993, ông cùng bà Phạm Thu Hương quyết định vay 10,000 USD từ bạn bè để mở công ty Technocom và nhà hàng Thăng Long tại Ukraina.
Ngày 8/8/1993 mì ăn liền Mivina ra đời. Với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ Việt Nam, loại mì gói nhanh chóng được người dân tại Ukraine đón nhận. Không những thế, ông Vượng tiếp tục sản xuất thêm thức ăn nhanh như rau thơm khô, súp đóng hộp, bột khoai tây… Dưới sự dẫn dắt của Phạm Nhật Vượng, chỉ trong vòng 3 năm, ông đã đưa Technocom từ một công ty nhỏ bé vươn lên thành một tập đoàn hùng mạnh với thương hiệu Mivina nổi tiếng tại Ukraine.
Năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng bán lại Technocom cho Nestle với giá 150 triệu đô. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với doanh thu 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.
Khi về nước, ông bắt tay vào đầu tư du lịch và bất động sản. Ông thực hiện 2 chiến lược là Vinpearl và Vincom. Ông đã nhanh chóng thành công với hàng loạt các dự án như Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center HCM, Vinpearl Nha Trang…
Tháng 9/2009, Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên đầy đủ: Tập đoàn đầu tư Việt Nam) và chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội (Việt Nam).
TẬP ĐOÀN VINGROUP
Từ 2010 đến nay, Phạm Nhật Vượng dốc toàn tâm đầu tư cho Việt Nam với việc phát triển hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghỉ dưỡng mang thương hiệu của Vingroup (Royal city, Time city, Vinhomes Riverside, Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Phú Quốc…).
Ông hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8 năm 2009, Phạm Nhật Vượng được bầu làm Chủ tịch hội doanh nhân Việt Nam.
CÔNG TY CP DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VINCOMMERCE
Tháng 10/2018, Phạm Nhật Vượng ra mắt dòng xe hơi mang thương hiệu Vinfast. Cuối năm 2018, Vingroup đã công bố ra mắt 4 mẫu điện thoại thông minh thương hiệu V smart. Theo báo cáo thị trường tuần cuối tháng 3/2020 do GFK thực hiện, điện thoại Vsmart đã chính thức đạt 16.7% thị phần, gia nhập nhóm ba thương hiệu có thị phần trên 15% (cùng Samsung và OPPO).
Ngoài ra, trong mảng bất động sản bán lẻ, Vingroup đã mang Vincom Retail lên niêm yết từ cuối năm 2017. Theo đó, Vincom Retail đang sở hữu 4 dòng thương hiệu là Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza, Vincom+. Hiện nay, đang vận hành 66 trung tâm thương mại tại 38 tỉnh thành.
CÔNG TY CP VINCOM RETAIL
3. Dự án Vinfast – canh bạc mạo hiểm
Phạm Nhật Vượng không chỉ được biết đến là đại gia bất động sản, mà còn được nhắc đến trong việc đạt kỷ lục về tiến độ xây dựng và hoàn thiện “Nhà máy ô tô VinFast” chỉ trong vòng 21 tháng, với diện tích 500.000 m2 và trên diện tích 335 héc ta tại KCN Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng. Đây được đánh giá là bước mở đầu giai đoạn sản xuất hàng loạt ô tô mang thương hiệu Việt Nam.
Thương hiệu xe ô tô “VinFast” hay VinFast LLC, tên viết tắt là VF, của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và Kinh doanh VinFast. Nhà máy sản xuất ô tô VinFast là hạng mục quan trọng trong việc Tổ hợp Sản xuất ô tô và xe máy điện VinFast (khởi công ngày 2/9/2017). Sản phẩm VinFast Fadil được bàn giao từ ngày 17/6/2019, trong khi Lux A2.0 và Lux SA2.0 đã được bàn giao vào tháng 7/2019.
Ông Phạm Nhật Vượng mang tham vọng lớn đưa ô tô thương hiệu “made in Việt Nam” vươn ra thị trường thế giới trong những năm tiếp theo.
Việc làm Ô tô – Xe máy
4. Phạm Nhật Vượng với những cống hiến trong ngành giáo dục
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư 6.500 tỷ đồng mở trường đại học VinUni, chấp nhận bù lỗ 10 năm. Ngày 15/1/2020, Trường Đại học VinUni – đại học tinh hoa và tư thục phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức khánh thành tại đại đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội) và bắt đầu chào đón các sinh viên đầu tiên của niên khóa 2021 – 2021. VinUni đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định thành lập trường đại học VinUni (VinUni) vào ngày 17/12/2019 với tổng đầu tư lên tới 6.500 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup. Trong đó, 3.500 tỷ chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và 3.000 tỷ dành để cấp học bổng tài năng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên cũng như bù lỗ vận hành cho 10 năm đầu tiên. VinUni theo mô hình đại học tinh hoa, đào tạo và phát triển nhân tài cho tương lai.
Sau thành công với mô hình giáo dục phổ thông liên cấp Vinschool, VinUni sẽ là trường đại học tư thục phi lợi nhuận của Việt Nam được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế, tích hợp các mô hình tinh hoa của giáo dục đại học thế giới. Khát vọng của VinUni là tạo ra đột phá trong chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam, hướng tới đạt đẳng cấp thế giới.
Việc làm Giáo dục – Đào tạo
5. Khối tài sản kếch xù và thành tựu của Phạm Nhật Vượng
Trước đó vào năm 2010, Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl thuộc nhóm các công ty của Vincom niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, 2,1 tỷ năm 2016. Cho đến tháng 3 năm 2014 là 1,6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013. Theo Forbes vào cuối tháng 7 năm 2019, tài sản của Phạm Nhật Vượng có giá trị 8,3 tỉ USD, đứng thứ 239 trong số các tỷ phú thế giới và đứng thứ 198 tính theo thời gian thực.
Việc làm quản trị kinh doanh tại Hồ Chí Minh
6. Nỗ lực chống Covid của ông chủ Tập đoàn VinGroup
Sau khi hỗ trợ 5 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19 (vào ngày 15/3/2020) thì đến ngày 25/3, thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tập đoàn VinGroup lại tiếp tục đề xuất tài trợ gói trang thiết bị y tế, máy móc – hóa chất xét nghiệm virus Sars-CoV-2 trị giá 100 tỷ đồng.
Gói tài trợ 100 tỷ đồng này bao gồm 100 máy thở cao cấp dùng cho xâm nhập và không xâm nhập, 800 bộ test COVID-19 của Hàn Quốc, 200.000 test COVID-19 của Hàn Quốc,…
Bên cạnh việc tài trợ các trang thiết bị y tế cho công tác chống dịch, Tập đoàn VinGroup còn kích hoạt nhiều chương trình, kế hoạch khác nhằm hỗ trợ những khó khăn cho các đối tác, khách hàng trong mùa dịch này.
Đáng chú ý, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã quyết định chi trả 100% chi phí 2 chiều chuyến bay của hãng Vietnam Airlines để đưa công dân nước bạn về nước đồng thời đón người Việt tại Ukraine hồi hương.
Theo Forbes, Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng – tỷ phú giàu nhất Việt Nam, đã ký kết với Medtronic để sản xuất máy thở. Với thế mạnh là tận dụng nhà máy sản xuất ô tô – VinFast và nhà máy sản xuất thiết bị điện tử thông minh – Vinmart, Vingroup đã nhanh chóng chuyển đổi để đạt công suất máy thở dự kiến – 10.000 máy/1 tháng. Ngoài Forbes, Vingroup và cá nhân tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng được nhiều hãng thông tấn quốc tế tôn vinh với những hoạt động trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, có thể kể đến như CNN (Mỹ); Reuters (Anh); Nikkei và NHK (Nhật)…
Việc làm Y tế – Dược
7. Một số câu nói bất hủ của Phạm Nhật Vượng
– Tôi không quan tâm đến chuyện lọt top 500 người giàu nhất trên thế giới
Ông Phạm Nhật Vượng từng khiến nhiều người bất ngờ khi xuất hiện trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới vào cuối năm 2017. Theo thống kê của tờ báo Forbes, khối tài sản lúc bấy giờ của ông là 4.3 tỷ USD. Và ông là người Việt đầu tiên và duy nhất có tên trong danh sách này.
Đặc biệt tính đến hiện tại, khối tài sản của ông Vượng đã đạt ngưỡng 10 tỷ USD. Điều này giúp cho thứ hạng của ông tăng đáng kể.
Tuy nhiên, trong khi công chúng và báo chí quốc tế rất quan tâm đến tốc độ phát triển thần tốc của ông. Thì ông chẳng mấy quan tâm đến danh hiệu này. Ông từng tự bạch “ Tôi không quan tâm đến chuyện lọt top 500 người giàu nhất trên thế giới”.
– Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ
Tại một buổi tọa đàm với CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng và toàn thể nhân viên của Vingroup và Viettel, ông Vượng đã trả lời thắc mắc của nhiều người. Đó là làm thế nào mà Vingroup có thể tự tin, kinh doanh thành công đa lĩnh vực đến vậy? Như bất động sản, dịch vụ khách sạn, bán lẻ, y tế, giáo dục, …Trong khi các lĩnh vực này hoàn toàn không liên quan với nhau và cũng chẳng phải là sở trường của ông.
Ông đã chia sẻ rằng, ông cũng chẳng tự tin là 100% sẽ thành công. Khi ông bước sang lĩnh vực khác thì chỉ có liều. Tuy nhiên, khi bản thân quyết định làm thì mình phải có đam mê, nỗ lực và sự nghiêm túc với công việc đó. Đồng thời, ông mày mò học hỏi, quan sát “thiên hạ” làm thế nào, tính đoán cân đối và lăn xả làm việc.
– Định hướng phát triển tiếp theo của Vingroup là cắm cờ Việt Nam trên nhiều vùng đất mới
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng hé lộ Vingroup có chiến lược đầu tư nước ngoài, quy hoạch 9 nước. Với mục tiêu cụ thể là phát triển hệ thống khách sạn Vinpearl. Ông còn cho biết, để thực hiện điều này sắp tới Vingroup sẽ thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để đầu tư. Đồng thời, các hoạt động kinh doanh của tập đoàn sẽ cắt bán lẻ.
“Lỡ làm người rồi không thể sống một đời phí hoài được”. Đây là một trong những câu nói làm công chúng nhớ mãi khi nhắc đến ông. Bản thân Hoàng Nga cũng cực kỳ tâm đắc với câu nói này vì nó cho thấy cái tâm, cái tâm của người phát ngôn. Không màu mè, không dài dòng, không nói cao siêu, khó hiểu để nghe cho “sang”, cho “ngầu”.
Tìm việc làm
Thực tế, qua những hoạt động kinh doanh của Vingroup, người ta vẫn luôn thấy một hình ảnh Phạm Nhật Vượng chăm chỉ. Ông làm việc mỗi ngày, chinh phục những mục tiêu mới mà không hề có ý định hưởng thụ. Tâm niệm này của ông cũng cho thấy những khát vọng và phẩm chất đáng quý mà nhiều bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp hiện nay cần lưu tâm và học hỏi.